Thứ Hai, 7 tháng 11, 2022

video giới thiệu phố cổ hội an

album Phong Nha Kẻ Bàng

album Vịnh Hạ Long

 

Giới thiệu thắng cảnh Bà Nà Hiu

 

Núi Bà Nà – Ba Na Hills

Bà Nà Hills hay còn gọi là Bà Nà Núi Chúa, là một khu du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng, cách thành phố Đà Nẵng 30km theo quốc lộ lA, thuộc địa phận huyện Hoà Vang, cao khoảng 1.500m so với mực nước biển. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 17 đến 20 độ, khí hậu mát mê quanh năm, thiên nhiên tươi đẹp phong phú. Chính vì vậy người ta thường gọi Bà Nà – Núi Chúa là Sapa của miền Trung.

Quả thực, cảnh sắc thiên nhiên nơi đây có rất nhiều điểm tương đồng với vùng núi Sapa của miền Bắc. Núi Chúa là một thiên đường huyền ảo hết sức lãng mạn. Những buổi chiều, sương mù bay lơ lửng tan vào thiên nhiên hoa lá, ẩn hiện trong không gian đó là bóng dáng, sinh hoạt thường nhật của con người. Cảnh và người hoà trộn trong một màu mộng mị như một bức tranh thuỷ mặc Trung Quốc. Đi dọc theo các nẻo đường cảm nhận không khí tươi mát của núi rừng, lắng nghe tiếng chin hót véo von, ngắm nhìn những đám mây lững lờ trôi khiến du khách có cảm giác đang ở chốn bồng lai tiên cảnh.

ba na hills

Suối Mơ, điểm đến đầu tiên của Bà Nà Hills, hấp dẫn nhiều du khách nhất vào dịp hè, được bắt nguồn từ những mạch nước ngầm trên núi nên suối chảy suốt 4 mùa, Đến đây du khách có thể thoả thích tắm mát trong làn Tóc Tiên, một dải thác tung bọt trắng xoá và mềm mại như mái tóc của nàng tiên buông dài. Hai bên bờ suối, vách đá dựng đứng, cheo leo, xen kẽ những đám cỏ um tùm trông giống như một bức tường thành, giữ cho Suối Mơ một không gian thoáng đãng, trong lành. Có lẽ du khách bốn phương tìm về với suối Mơ nhờ chính những nét hoang sơ trong trẻo ấy. Suối Mơ đông nhất vào những ngày nghỉ cuối tuần, những đôi tình nhân đến đây để nhờ thiên nhiên làm hun đúc thêm tình cảm, những gia đình đến đây để tụ họp, quây quần bên nhau, người già đến đây để dạo chơi, chữa bệnh nghỉ dưỡng,… lánh xa những phút giây mệt mỏi của cuộc sống thường nhật nhiều lo toan.

Bà Nà Hills – Đà Nẵng khác biệt hẳn với thời tiết nóng nực, khô rát của vùng miền Trung, Bà Nà là một không gian ôn đới riêng biệt. một ngày luôn có 4 mùa diễn ra và một năm có hai mùa rõ rệt. Những khoảnh khắc trong ngày được so sánh như mùa xuân của nước Pháp: sáng là mùa xuân, chiều là mùa thu, tối là mùa đông se lạnh. Sự thú vị cho du khách là những cơn mưa bất chợt đến rồi cũng tạnh rất nhanh, mưa nhưng không gian không hề ẩm ướt mà rất mau khô ráo, bầu trời lại quang đãng như thường, những làn mây trắng lại bồng bềnh nhởn nhơ uốn lượn trên lưng chừng.

Cap Treo Ba Na Hill

Một trong những điểm đặc biệt cũng là thú vui của du khách khi đến với Bà Nà Hills đó là giây phút ngồi trong cabin cáp treo , lơ lửng giữa không trung để ngắm nhìn những cảnh đẹp thật làm cho con người ta cảm thấy khoan khoái vô cùng. Nhìn xuống dưới là cánh rừng già bạt ngàn với những cây cổ thụ cao có khi đến cả vài chục mét đang vươn mình kiêu hãnh đón nhận ánh ánh ban mai đầy ấn tượng, hay phóng tầm mắt ra biển Đông, nhìn sang dãy Hải Vân, nơi có những bãi biển tuyệt đẹp như biển Bắc Mỹ AnMỹ KhêNon NướcCù Lao Chàm cùng với dòng sông Thu Bồn uốn lượn quanh co ôm những bản làng, những cánh đồng lúa xanh tận chân trời,… Ngắm nhìn thiên nhiên và cuộc sống từ trên cao, ta mới mình thật nhỏ bé giữa một không gian rộng lớn, bao la.

Thời gian trôi qua, dấu tích của một thời vẫn còn hiện hữu là một vài biệt thự, lâu đài rêu phong còn lại tô điểm thêm cho sứ sở sương mờ. Chiến tranh đã tàn phá và làm hư hỏng nặng những căn nhà, nhưng không vì thế mà khu du lịch này kém hấp dẫn, trái lại nó không chỉ làm tăng thêm vẻ đẹp huyền bí của khu du lịch Bà Nà mà còn lưu giữ và gợi cho người ta về những hoài niệm lịch sử.

khu lang phap bana hills

Bà Nà Hills là thiên đường nghỉ dưỡng còn bởi vì thiên nhiên ban tặng cho nơi đây những cánh rừng nguyên sinh tươi xanh bát ngát, những đồi thông reo vi vút đêm ngày. Ngoài ra nơi đây còn có dòng suối trong mát chảy trên nền đá hoa cương lóng lánh khi mặt trời chiếu vào. Ngoài sự đa dạng về thực vật, Bà Nà còn là khu bảo tồn thiên nhiên nơi đây có 544 loài thực vật bậc cao, 256 loài động vật, có 6 loài cây và 44 loài động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bà Nà ngày nay có kiến trúc khá đa dạng, bên cạnh những biệt thự cũ là sự xuất hiện nhiều biệt ‘ thự mới được trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại sẵn sàng phục vụ du khách. Đến Bà Nà bạn có thể đi cáp treo và vãn cảnh. Với 16 ca-bin dài hơn 1 km có thể chở hơn 300 người/giờ được đánh giá là hiện đại nhất Đông Nam Á sẽ đưa du kháth tới đồi Vọng Nguyệt và các dịa danh nổi tiếng khác như Núi Chúa,. thác Cầu Vồng, thăm nhà hát Opera, Miếu Bà, chùa Linh Ứng, ngắm tượng Phật Bà cao hơn 27m, ngắm đồi Vọng Nguyệt, vườn Tĩnh Tâm.

Các điểm thăm quan ở Bà Nà Hills: Thác Tóc Tiên, Tàu hỏa leo núi, Vườn hoa Le Jardin D’Amour, Chùa Linh Ứng, Khu Làng Pháp, Khu Hầm Rượu, Miếu Bà, Khu vui chơi Fantasy Park, Bảo tàng sáp

Giới thiệu về khu di tích chùa Bà Núi Sam Châu Đốc

 ếu bà chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc là một ngôi chùa bà linh thiêng bậc nhất miền Nam. Nơi đây mỗi năm đón hàng triệu du khách tham quan và cúng viếng. Chắc chắn sự linh thiêng của nó đã được chứng minh qua lượng du khách đông đảo quay lại hàng năm như thế. Hãy cùng Huynh Hieu Travel tìm hiểu về những nét đặc trưng của miếu bà chúa Xứ nhé!

Cảnh quan tấp nập người dân cấu khấn ở miếu bà chúa Xứ
Cảnh quan tấp nập người dân cấu khấn ở miếu bà chúa Xứ

Lịch sử

Lịch sử miếu bà chúa Xứ cũng có nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn có hai giả thuyết chính về nguồn gốc miếu bà chúa Xứ. Nhưng chắc chắn một điều là tượng bà trước đây mang giới tính Nam và được vẽ lại thành một tượng bà sau này.

Tượng bà chúa Xứ
Tượng bà chúa Xứ

Giả thuyết 1 về tượng bà chúa Xứ

Trước đây, một vị hoàng tử Ấn Độ tiến vào Việt Nam đã mang theo một tượng thần Vishnu đến đây. Và một thời gian, tượng thần bị bỏ lại trên đỉnh núi Sam nhiều năm và đần bị phai mờ hình dáng bên ngoài. Người dân sau này phát hiện ra và đã tô điểm lại và trở thành một tượng phật Bà. Nó mang ảnh hưởng văn hóa Óc Eo từ thế kỷ thứ VI.

Kiến trúc miếu bà chúa Xứ
Kiến trúc miếu bà chúa Xứ

Giả thuyết 2 về tượng Bà chúa Xứ

Một số giả thuyết khác cho rằng Tượng bà chúa Xứ là một tượng Phật của người Khmer bỏ lại sau khi di chuyển bởi sự chiếm đóng của người Việt. Sau này một số người đã tô điểm thêm khiến bức tượng trở thành bà chúa Xứ.

Kiến trúc tuyệt vời miếu bà chúa Xứ
Kiến trúc tuyệt vời

Sự tích miếu bà chúa Xứ núi Sam

Khi bị bỏ lại trên đỉnh núi Sam, tượng bà chúa Xứ cũng khá linh thiêng nhưng không được nhiều người biết đến. Phải đến lúc ông Thoại Ngọc Hầu tuân lệnh chúa Nguyễn về xây dựng công trình đê điều ngăn lũ. Bạn đầu, ông cử nhiều dân chúng và thợ xây bắt đầu xây dựng những nền mống đầu tiên, nhưng cứ xây đến đâu lại gặp sự cố sập đến đó. 

Sau đó, ông đã nằm mơ thấy bà chúa Xứ báo mộng là phải thỉnh bà xuống núi và xây dựng ngôi miếu để bà giúp sức xây dựng đê điều. Khi ấy ông đã cho làm lễ lớn, cử 9 chàng trai lực lưỡng đón bà xuống. Nhưng lạ thay, pho tượng đá như có sức nặng nghìn cân, 9 chàng trai lực lưỡng sáu múi cũng không thể khiêng nổi tảng đá lên.

Lúc ấy, bà chúa Xứ lại báo mộng với ông Thoại Ngọc Hầu rằng phải cho 9 cô gái đồng trinh thỉnh thì mới đem tượng bà xuống núi được. Quả nhiên, ngày hôm sau khi 9 cô gái đồng trinh mang tượng bà đi thì tượng trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. 

Lúc ấy, nơi đây chỉ là ngôi miếu gỗ đơn sơ. Sau này, với nhiều lần trùng tu khác nhau, ngôi miếu dần trở nên khang trang và rộng lớn với kiến trúc độc đáo. Chỉ riêng tượng bà chúa Xứ vẫn như xưa.

Kiến trúc

Từ ngôi nhà gỗ vách lá ngày xưa, hiện nay miếu bà chúa Xứ trở thành một ngôi miếu lộng lẫy với nét kiến trúc mang đậm văn hóa phương Đông. Nhìn từ xa như một cung điện lung linh, lộng lẫy.

Sau đây là những bức vẽ thể hiện một số kiến trúc trên tường ở miếu Bà chúa Xứ

Kiến trúc miếu bà chúa Xứ được xây theo hình chữ Quốc (国). hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp 3 tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Kiến trúc được xây dựng mang hơi hướng Ấn Độ.

Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như cũ.

Trích Wikipedia.org
Chánh điện lăng Thoại Ngọc Hầu
Chánh điện lăng Thoại Ngọc Hầu

Cách vía miếu bà chúa Xứ

Sau đây là cách vía dành cho người đi cúng.

Chuẩn bị lễ vật

Bạn phải chuẩn bị lễ vật đầy đủ bao gồm: heo quay, nhang, hoa, trái cây và giấy tiền (Bạn có thể chuẩn bị thêm nhiều thứ tùy vào lòng thành của mình như quần áo, bánh trái,…). Sau khi cúng xong bạn có thể đem heo về hoặc nhờ hàng quán gần đó xẻ ra để ăn.

Vía miếu bà chúa Xứ
Vía miếu bà chúa Xứ

Nghi thức cúng miếu bà chúa Xứ

Sau đó xá thắp nhang. Cầu xong rồi sẽ trả lễ sau. Bạn phải cúng trả lễ vào năm sau khi được phù hộ, có nhiều trường hợp tâm linh không tốt khi không trả lễ. (Góc độ tâm linh). 

Cổng vào chúa Xứ thành miếu
Cổng vào chúa Xứ thành miếu

Cách khấn: Đệ tử tên là… 
Nhân ngày mấy tháng mấy…
Một lòng thành kính dâng lễ lên cúng bà .
Bà từ bi phò hộ cho đệ tử cùng gia đình trên dưới hòa thuận, bình an, trăm sự đều thành, tai qua nạn khỏi…

Cổng vào chính diện miếu bà chúa Xứ
Cổng vào chính diện miếu bà chúa Xứ

Lễ hội miếu bà chúa Xứ

Lễ hội vía bà chúa Xứ được tổ chức từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm. Nó được chia thành 5 lễ chính.

Lễ tắm Bà

Nó được tổ chức vào đúng 0h00 ngày 24 tháng 4 âm lịch. Lễ hội được khai mạc với 2 ngọn nến to được đốt lên bên trong chánh điện. Người chủ lễ, 2 bô lão lớn trong khu vực và bạn quản lý miếu bà chúa Xứ sẽ dâng hương, rượu trà và bánh lên cúng. Bên trong có một bức màn vải ren che khuất tượng miếu bà chúa Xứ. Chỉ để 9 cô gái đồng trinh (Có thể là 9 cô gái tắm rửa sạch sẽ trước đó) tắm cho tượng bà chúa Xứ.

Người hành hương cúng heo quay vía bà chúa Xứ
Người hành hương cúng heo quay vía bà chúa Xứ

Đầu tiên là cởi bỏ lớp trang sức, khăn đai, mũ và quần áo bên ngoài. Sau đó dùng khăn sạch nhúng nước ấm lau khắp người pho tượng để làm sạch. Sau đó sẽ mặc lại bộ quần áo mới, khăn đai và lớp trang sức sẽ trả lại vị trí y cũ.

Miếu bà chúa Xứ
Miếu bà chúa Xứ

Lễ tắm Bà thường kéo dài trong khoảng 1 tiếng. Sau đó lớp màn sẽ được vén ra để người dân tiến vào thờ cúng, dâng hương và lễ vật. Nước tắm bà sẽ được hòa vào 2 thùng nước lớn và phân phát như nước lộc cho những người dân.

Đường vào miếu bà chúa Xứ
Đường vào miếu bà chúa Xứ

Lễ thỉnh sắc

Lễ được cử hành vào lúc 16h00 ngày 25 tháng 4 âm lịch hàng năm. Các chức sắc lớn và bô lão sẽ đi từ miếu bà chúa Xứ tiến đến lăng Thoại Ngọc Hầu ở gần đó để làm lễ thỉnh sắc. Tuy vậy, thời nay đa phần các “sắc” đều đã bị mất đi, chỉ còn bài vị để thỉnh.

Miếu bà chúa Xứ cũng có nhiều sự tích thú vị
Miếu bà chúa Xứ cũng có nhiều sự tích thú vị

Dẫn đầu đoàn thỉnh sắc là đội múa lân, các lính hầu trẻ tay cầm cờ theo hầu. Phía sau là đoàn kiệu sơn son thiếp vàng, còn được gọi là long đình. Đoàn thỉnh sắc sau khi đến miếu thờ ông Thoại Ngọc Hầu, ông chánh bái sẽ ra làm lễ niệm hương.

Hình ảnh miếu bà chúa Xứ núi Sam
Hình ảnh miếu bà núi Sam

Ba bài vị là ông Thoại Ngọc Hầu, bà vợ cả Châu Thị Tế và bà vợ thứ Trương Thị Miệt sẽ được đặt lên bàn thờ chánh điện. Bàn thờ phía trước sẽ được đặt bài vị thứ 4 là Hội Đồng để tưởng niệm những quân lính đã góp sức cùng ông Thoại Ngọc Hầu.

Thoại Ngọc Hầu là một vị quan thời Nguyễn trước đây. Ông có công đánh giặt ngoại xâm. Đặc biệt, ông là người có công xây dựng hệ thống đê điều vùng An Giang tồn tại đến bây giờ. Ông đã mang lại một vùng quanh năm lũ lụt một ân huệ lớn. Biến nó trở thành vùng canh tác lúa màu mỡ bậc nhất ở Việt Nam lúc bấy giờ.

Kiến trúc chùa bà chúa Xứ Châu Đốc
Kiến trúc chùa bà chúa Xứ Châu Đốc

Lễ túc yến

Lễ được tổ chức vào 0h00 ngày 26 tháng 4 âm lịch. Lễ túc yến có hai phần nghi thức là cúng tế và xây chầu. 

Nghi thức cúng tế phải có lễ vật dâng cúng gồm có: một con heo trắng, một đĩa huyết heo có kèm theo nhúm lông nhỏ. Một mâm trái cây, trầu cau, gạo, muối. Sau ba hồi chiêng, trống và nhạc sẽ nổi lên. Mọi người sẽ dâng hương, dâng trà rượu lên. Kết thúc phần cúng tế là đốt văn án thỉnh nguyện cùng giấy tiền vàng bạc.

Miếu bà chúa Xứ là ngôi miếu có lịch sử lâu đời
Miếu bà chúa Xứ là ngôi miếu có lịch sử lâu đời

Nghi thức xây chầu là hát chầu. Sau phần cúng tế cho mùa màn bội thu, dân chúng khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, ba hồi trống lệnh sẽ được vang lên. Việc hát chầu sẽ được diễn ra.

Lễ chánh tế

Lễ chánh tế được tổ chức vào 0h00 ngày 27 tháng 4 âm lịch. Tương tự lễ túc yến, mọi người sẽ cầu nguyện mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an và tiến hành hát chầu.

Lễ hồi sắc

Đường vào miếu bà chúa Xứ núi Sam Châu Đốc
Đường vào miếu bà chúa Xứ núi Sam Châu Đốc

Lễ được tổ chức vào 15h00 ngày 27 tháng 4 âm lịch. Bài vị của ông Thoại Ngọc Hầu, 2 vị phu nhân và Hội Đồng sẽ được thỉnh đưa trở về lăng Thoại Ngọc Hầu. Đoàn người cũng bao gồm chức sắc lớn và bô lão trong làng, phía trước là lính hầu. Sau khi đưa bài vị về, lễ hội miếu bà chúa Xứ sẽ kết thúc.

Tượng ông Thoại Ngọc Hầu
Tượng ông Thoại Ngọc Hầu

Du lịch miếu bà chúa Xứ

Du lịch miếu bà chúa Xứ đa phần đều là du lịch tâm linh kết hợp đi các điểm du lịch hấp dẫn khác ở An Giang. Nếu chỉ đến tham quan, cầu khấn thì bạn có thể chọn đi trong ngày về. Nhưng nếu muốn làm lễ vía lớn thì bạn nên chọn ngủ lại 1 đêm tại chân núi Sam.

Sau khi làm lễ vía xong, bạn có thể lựa chọn các điểm du lịch tiếp theo là rừng tràm Trà Sư, hồ Tà Pạ, cánh đồng thốt nốt hay tham quan núi Cấm. Đó là những điểm du lịch hấp dẫn ở An Giang và gần núi Sam.

Rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi là đẹp nhất
Rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi là đẹp nhất